Chọn cáp điện trong thiết kế điện cho nhà cao tầng

Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã giúp cho việt nam ngày càng phát triển hạ tầng cơ sở cùng với xây dựng thiết kế cho nhà cao tầng ngày càng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Việc xây dựng được thực hiện song song với việc thiết kế điện cho nhà cao tầng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của dân cư.

Việc đảm bảo về thiết kế lắp đặt thiết bị cho an toàn và đúng chất lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư cũng như các cư dân tương lai của căn hộ.

Nhằm hướng dẫn khái quát cách thức chọn dây dẫn là thành phần quan trọng trong công tác thiết kế điện cho nhà cao tầng. Việc chọn dây dẫn trong thiết kế thi công hệ thống điện rất quan trọng vì khi chọn dây không đúng sẽ gây nên hiện tượng nóng chảy, sử dụng lâu dài sẽ gây chạm điện cháy nổ và hỏa hoạn.

Thông thường để lựa chọn tiết diện dây và cáp chúng ta có thể sử dụng  phươg pháp sau:

- Chọn tiết diện dây dẫn theo công thức tính toán (tính toán dựa theo công suất thiết bị) phương pháp này đòi hỏi phức tạp tính toán, chỉ áp dụng khi cần tính toán phụ tải chính xác trong thiết kế điện cho nhà cao tầng.
- Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn quy định (có thể tham khảo trong TCVN, sẽ giúp cho chúng ta nhanh chóng tra cứu các dòng điện lớn nhất cho phép đối với dây dẫn diện thông dụng)
- Chọn tiết diện dây dẫn theo kinh nghiệm sử dụng
Tùy theo cấp điện áp mà chúng ta sử dụng các phương pháp chọn khác nhau.
+ Trong thiết kế điện cho nhà cao tầng khi tính toán với hệ thống điện trung thế ta sẽ chọn dây dẫn theo mật độ dòng kinh tế:
Với cách chọn này ta có các công thức tính toán như sau:

S = Itt/Jkt (A/mm2)

Trong đó:

Itt : Là dòng điện tính toán phụ thuộc vào công suất tải, cấp điện áp, số pha Chủ yếu tính toán dựa vào công suất của trạm biến áp được chọn

Jkt là mật độ dòng kinh tế (A/mm2) tra trong bảng sau :

+ Đối với mạng điện dùng trong sinh hoạt dân dụng như căn hộ, nhà liên kế để đơn giản hóa hơn ta có thể sử dụng công thức kinh nghiệm như sau:
- Chọn tiết diện dây theo kinh nghiệm chịu dòng theo tiết diện: 6A/1mm2 ( mỗi 1mm2 dây dẫn chịu được dòng điện là 6A)
- Theo kinh nghiệm nên tính tổng phụ tải (dự phòng cho mở rộng 20%-30%) trước khi chọn dây cáp tổng cho phụ tải. Để tăng độ an toàn chúng ta nên sử dụng chỉ 75% công suất định mức cho phép (ví dụ: 1mm2 chịu được dòng 6A, ta chỉ sử dụng thiết bị có công suất tương đương 4A). Vì cần dự phòng cho sự thay đổi nhiệt độ môi trường và đi dây dẫn trong ống kín.

Trong phần trong thiết kế điện cho nhà cao tầng sẽ ví dụ về tính toán dây dẫn điện căn hộ có tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW ta tính như sau:
- Dòng điện tổng It=P/U=5000/220=22.7A
- Vậy chọn tiết diện dây S=22.7/6=3.78mm2 ( chia cho tiết diện dẫn dòng cho phép của dây theo kinh nghiệm ở trên)
- Ta nên chọn tiết diện dây dẫn là 4mm2.
- Để đảm bảo an toàn khi lắp đặt và sử dung lâu dài , chúng ta chọn S=1.75x3.78=6.615mm2. ( ở đây dự phòng 25%) vậy ta nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng thêm tải (ở mức độ cho phép đối với từng nhà) làm dây cấp nguồn chính.

- Với nhà 2 tầng thiết bị sử dụng ít (không có nhiều máy lạnh, chỉ 1-2 máy 1.5HP) ta chọn theo sau: chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2, dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2. Với tải máy lạnh trong một tầng từ 3 máy trở lên phải chọn dây từ 6mm2.

Để tính chọn dây dẫn chính xác trong các công trình lớn, chúng ta nên nhờ người có chuyên môn về thiết kế điện cho nhà cao tầng tính toán chi tiết công suất trước khi chọn đảm bảo tính tối ưu nhất.

X

Bạn cần tư vấn ?